Những điểm nổi bật giúp Băng nhám dính có keo phổ biến trên toàn thế giới
Ngày nay, nhờ sự đổi mới liên tục và những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật, vật liệu băng gai dính được phát triển đa dạng và ưu việt với khả năng buộc chặt mạnh mẽ và bền bỉ theo thời gian. Các mẫu băng nhám gai được thiết kế khác biệt nhằm có thể tích hợp hầu hết mọi bề mặt. Cùng tìm hiểu băng gai dính có keo hay được biết đến với tên tiếng anh sticky back hook and loop fasteners, một trong những phát minh mới mang tính tiện lợi và tương thích cao ngay cả khi ứng dụng trong công nghiệp và đời sống.
Hiểu rõ hơn về sticky back hook and loop tape
Sticky back hook and loop fasteners chính xác các mẫu băng gai dính được tích hợp keo ở một hoặc hai bên mặt hook và mặt loop. Băng nhám được tích hợp bằng chất kết dính nhanh chóng trở thành một trong những phiên bản phổ biến và bán chạy nhất toàn cầu. Tuy nhiên, cùng với mức độ phổ biến ngày càng tăng, nhu cầu về băng nhám có keo cũng gia tăng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Vì thế, các loại chất chất kết dính cần được nghiên cứu phát triển nhằm đảm bảo bám dính chính xác trên nhiều loại chất nền.
Băng nhám có keo, hay còn gọi là stick on hook and loop tape được thiết kế với đặc điểm các móc hướng ra hai chiều giúp cho việc giữ chặt, độ buộc và độ bám dính mạnh mẽ hơn. Sticky back hook and loop tape ngày càng phổ biến trong ngành công nghiệp trưng bày, đồng thời được ưa chuộng và thường xuyên xuất hiện trong vật dụng văn phòng và gia đình nhờ độ bền và khả năng chống ẩm cao.
Những câu hỏi thường gặp về self adhesive hook and loop tape
Nguyên liệu kết dính được sử dụng trên băng nhám gai có keo
Nguyên liệu kết dính được sử dụng trên băng nhám dính có điểm khác biệt so với các vật dụng có keo thông thường. Một trong loại keo được tích hợp trên băng gai thường là cao su, acrylic.
Theo tiêu chuẩn, và phổ biến nhất cho đến hiện tại chính là chất kết dính nhựa cao su, loại chất liệu được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực công nghiệp và đời sống. Chất kết dính cao su cung cấp khả năng kết dính tốt trên nhiều loại bề mặt. Tuy nhiên, nhược điểm là độ bám dính kém trên bề mặt nhựa và vải. Nhựa, đặc biệt là nhựa PVC thường chứa thành phần chất hóa dẻo, điều này ảnh hưởng đến cao su, khiến cao su ngừng đóng rắn đúng cách. Do đó dẫn đến việc băng nhám keo dễ bị kéo ra khỏi bề mặt khi xé hoặc tách hai mặt của băng gai.
Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng băng keo gai trên mặt phẳng nhựa ngày càng tăng do sự phổ biến của nguyên liệu này trong đời sống đã dẫn đến sự ra đời của băng gai có keo gốc nhựa acrylic. Loại băng nhám có keo này hoạt động tương tự như cao su và có thể được sử dụng trên hầu hết các bề mặt giống nhau, đặc biệt chính là khả năng kết dính hiệu quả hơn với nhựa.
Không nên dùng băng nhám gai có keo trong trường hợp nào?
Một trong những lĩnh vực gặp nhiều hạn chế trong việc sử dụng băng gai có keo như dệt may. Mặc dù các loại băng nhám có keo được quảng bá có thể sử dụng trên quần áo, v.v., nhưng chúng lại có độ bền kèm và khả năng kết dính kém trên bất kỳ dạng vải nào. Mặc dù keo được sử dụng và giữ chặt, chúng có thể rơi ra khi quần áo hoặc vải được giặt máy hoặc sấy. May được xem là giải pháp hiệu quả nhất để đính chặt băng gai lên vật liệu vải.
Ngày nay, băng dính có keo được nghiên cứu và phát triển với độ bền cao, nhằm đem đến khả năng sử dụng nhanh chóng với hầu hết mọi bề mặt. Tuy nhiên, chỉ những nhà cung cấp chuyên nghiệp mới có thể đảm bảo đem lại cam kết về độ bền cũng như hỗ trợ thông tin chính xác về loại keo phù hợp cho mục đích sử dụng.